Trước khi mỗi cá nhân chúng ta có kế hoạch xây dựng một căn nhà ở cần phải có rất nhiều điều quan tâm đến như vị trí đất xây dựng, chi phí xây dựng, bản vẽ thiết kế xây dựng, có thể hay không cần phải xem ngày tốt để khởi công xây dựng, và các thủ tục pháp lý trước khi xây dựng như giấy phép xây dựng nhà ở. Do đó việc xin giấy phép xây dựng nhà ở cũng là 1 bước khá quan trọng trong việc xây dựng 1 căn nhà ở và các công trình. Chúng ta hiểu về việc xin phép xây dựng như thế nào? Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn và trình bày một số nội dung liên quan đến việc xin phép xây dựng nhà ở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nói riêng và trên cả nước Việt Nam nói chung:
I/ Tại sao chúng ta cần phải xin phép xây dựng:
Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ tại sao chúng ta cần phải xin phép xây dựng. Theo Luât Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014: tại Chương V, Khoàn của Điều 89: quy định về Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Như vậy, nếu trường hợp xây dựng của các các nhân và tổ chức không thuộc các trường hợp nêu trên thì phải xin phép xây dựng.
II/ Các loại giấy phép xây dựng:
Giấy phép xây dựng gồm:
a) Giấy phép xây dựng mới;
b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
c) Giấy phép di dời công trình.
III/ Hướng dẫn thủ tục xin phép xây dựng mới nhà ở gia đình:
Theo Điều 11 của Thông tư 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ như sau:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư này.
2. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
a) Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
b) Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;
c) Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.
Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
4. Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
5. Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
- Như vậy chúng ta cần chuẩn bị các thủ tục như: Sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đã được phô tô công chứng mới nhất trong vòng 6 tháng, 02 bản vẽ thiết kế xin phep xây dựng (có đầy đủ thành phần theo quy định như trên). Nếu cá nhân không có đủ chức năng hay năng lực thiết kế bản vẽ thì có thể thuê đơn vị tư vấn thiết kế hay dịch vụ xin phép xây dựng để vẽ bản vẽ thiết kế.
- Sau đó nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện tại địa phương mình đang dự kiến xây dựng nhà ở.
Trên đây là một số hướng dẫn xin phép xây dựng để các bạn có dự định xây dựng nhà ở tham khảo để xin phép xây dựng.
Mọi thắc mắc có thể liên hệ xinphepxaydungthudaumot.com để được hướng dẫn. Mr. Linh: 0937 339 218